VÌ SAO CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á THÍCH XÂY CHUNG CƯ Ở THÀNH PHỐ

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Một Nhật Bản mà thành phố có đến cả triệu chung cư mini, một Hàn Quốc, Trung Quốc với những siêu đô thị với cả trăm chung cư giống hệt nhau, một Hồng Kông là thánh địa chung cư thế giới, một Đài Loan mà thành phố các chung cư nối tiếp nhau nhiều đến ngút mắt.
Quốc gia được coi là phát triển nhất Đông Nam Á – Singapore cũng bạt ngàn chung cư, với số lượng loại hình nhà ở này có lẽ là nhiều nhất khu vực.

Đương nhiên chúng ta không nói đến những vùng ngoại thành nông thôn ít nhu cầu xây chung cư hay nhóm nhà giàu, siêu giàu ở các khu biệt thự, shophouse xịn sò nhé…

Đối với các quốc gia trên, xây chung cư không chỉ nhằm mục đích đồng bộ hóa thành phố, tiết kiệm đất xây dựng mà còn ít nhiều nâng cao dân trí của người dân.
Tại sao lại “nâng cao dân trí” của người dân. Khác với cư dân ở các khu vực nhà ở tự phát, dân cư ở chung cư phải tuân thủ nhiều hơn hẳn về các luật ở chung cư. Người dân bắt buộc hình thành các thói quen như giữ im lặng, xếp hàng chờ thang máy, quan tâm nhiều hơn đến việc phòng cháy chữa cháy. Người dân ở chung cư cũng ngầm tăng thói quen mua hàng ở các cửa hàng tiện ích ngay tại khu chung cư (ít nhiều mặt bằng chung được coi là sạch sẽ văn minh hơn chợ hay các khu bán hàng tự phát).

Thực tế ở các khu dân cư tự phát sẽ có người giàu, người nghèo tỉ lệ có thể là bằng nhau. Nhưng tuyệt nhiên đã có tiền mua, thuê chung cư thì thường 95% là dân cư đã có tài chính tương đối tốt. Điều này càng đẩy mạnh dân trí cao hơn khi thực tế không phủ nhận được những người có tài chính sẽ thường có dân trí cao hơn.

Cái này có thể suy ngay từ nhóm sinh viên lên Hà Nội, Sài Gòn học. Những sinh viên thuê trọ ngoài thì có người nhiều tiền, có người ít tiền. Nhưng tuyệt nhiên đã ở chung cư thì thường phải khá trở lên.

Góc nhỏ Seoul Hàn Quốc
————-
SRVN

 

 

 

Chuyên mục: TIN TỨC

0703 85 85 82