Địa Lý Dương Trạch – D: Phần 5

A: Phòng Ngủ:

     Một trong 3 vị trí quan trọng để có thể có một căn nhà 3 tốt là Phòng ngủ của chủ nhà, chủ phòng hay sơn chủ. Như vậy chủ phòng hay sơn chủ phải được đặt ở vị trí tốt nghĩa là vị trí của chủ phòng phải cùng thuộc đông hay tây tứ cung với hướng của cửa cái.

–    Giường ngủ, bàn ghế làm việc…. trong phòng cũng phải đặt tại các cung tốt . Phòng cũng được phân cung điểm hướng hay gọi là an du niên y như một căn nhà. Nhà thì từ cung của cửa cái, phòng thì từ cung của cửa phòng tính đến các cung khác trong phòng.

Ví dụ:

Giường ngủ thường chiếm một diện tích khá lớn, cho nên giường khởi đặt từ cung nào thì tính từ cung đó cho dù giường rộng lớn chiếm gần một lúc 3 cung.

Ví dụ:

Cửa phòng cũng nên đặt tại cung cùng đông hay tây cục với cung của cửa cái để tốt càng thêm tốt.

Nếu cửa phòng và cửa cái đông tây khác cục thì phòng sẽ bị giảm bớt cái tốt.

B: Hướng ngủ:

Khi nằm ngủ, đầu quay về hướng nào hướng đó là hướng ngủ. Người đông mệnh thì chọn đông tứ hướng. Người tây mệnh thì chọn tây tứ hướng. Đông mệnh mà ngủ tây hướng, tây mệnh mà ngủ đông hướng thì giấc ngủ sẽ không an lành, mất ngủ, lâu ngày sinh ra bệnh…..

Trong phòng ngủ, nên luu ý một số điểm khi đặt giường:

  • Giường ngủ không nên quay đầu vô nhà tắm, vệ sinh. – Cửa phòng vệ sinh không nên mỡ ngay ở đầu giường. Phòng tắm, nhà vệ sinh là các nơi ố khí. Ố khí xâm nhập thì thông minh, khôn ngoan, lanh lợi sẽ bị giảm.
  • Chân giường không nên đạp vào hướng bếp, nhất là giường ở lầu trên, bếp ở tầng dưới.

Người ngủ mà chân đạp trên bếp lâu ngày sẽ bị : Làm việc gì cũng không yên, lòng hay âu lo, hay nôn nóng như lửa đốt. Không ở nhà lâu được, về là lại muốn đi. Chân hay run, vọp bẻ, hay đau khớp xương….Bếp là hành Hỏa, giường ngủ đặt hướng đạp trên bếp là đạp trên hỏa, là đang y như bị lửa đốt.

  • Tránh đòn dông nhà bên cạnh đâm đúng đầu hay thân giường. Trong khoa ám thị, hình ảnh của môt đòn dông đâm thẳng vào giường ngủ là một biểu tượng tấn kích. Lâu ngày sẽ gây thân đau, đầu nhức.
  • Giường ngủ không nên đạp về phía bàn thờ. Đây thuộc về Lễ Đạo, bàn thờ là nơi linh thiêng, phải được tôn kính, tác động tâm đạo nhiều hơn vật chất. Cũng cần lưu ý Bàn thờ cần phải đặt ở những vị trí trang nghiêm, thanh tịnh, không được đặt cạnh hay đối diện nhà vệ sinh, những nơi ố khí.
  • Phải tránh đặt giường ngủ ở những vị trí mà ban đêm bị đèn xe qua lại quét vào. Đèn xe quét vào sẽ làm cho giấc ngủ không yên.
  • Vị trí giường ngủ không nên ngay giữa cửa ra vào phòng ngủ. Vì cửa ra vào là nơi khí luân lưu không ngừng tác động. Hể cái gì thái quá cũng không thể gọi là tốt được.

B: NHÀ BẾP và BẾP

Bếp và nhà bếp là nơi cung cấp dinh dưỡng cho thể chất, ảnh hưởng sức khỏe của chủ nhà và nhất là con cái. Không đủ dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với nghèo, thiếu ăn. Một số nhà phong thủy đã luận bếp và nhà bếp để biết khả năng tài chánh, biết được năng lực tạo mãi của chủ nhà. Vì vậy Bếp và nhà bếp là một trong ba chổ quan trọng cấu thành một căn nhà có được trọn tốt hay không.

  • Nhà bếp:

Tùy cửa cái thuộc đông hay tây cục mà đặt bếp. Cửa đông thì đặt bếp ở đông, cữa tây thì đặt bếp ở tây. Nghĩa là nhà bếp có cùng cục với cữa là nhà bếp tốt. Ví du: nhà hướng đông, cửa cái mở ở bên trái – cung Cấn. Cấn thuộc tây tứ cung thì nhà bếp phải chọn đặt ở các cung Càn, Khôn, Đoài. Mặc dù nhà hướng đông thuộc đông tứ hướng. Nếu nhà bếp cũng có cửa bếp thì cửa bếp cũng nên mở tại các cung cùng đông hay tây cục với cửa cái. Bếp tốt càng thêm tốt. Điều này quả không đơn giản là vì khi chọn được một cung có cùng cục với cửa cái rồi thì cửa bếp rất khó mà được cùng cung.

Ví dụ:

  • Bếp:

Hãy xem nhà bếp giống y như một căn nhà nhỏ. Cửa cái của căn nhà nhỏ này chính là cửa bếp. Tính cửa bếp xem thuộc cung nào mà tìm vị trí thích hợp cho việc đặt bếp. Nghĩa là cung đặt bếp phải là cung có an du niên tốt, hay chính là cung cùng cục đông hay tây với cửa bếp.

Ví dụ:

Lưu ý:

Nhà Bếp cũng phải được xem như là 1 căn nhà nhỏ thu gọn. Cũng phải tính từ hướng của cửa nhà bếp.

  • Hướng bếp:

Hướng bếp là hướng Lưng của người nấu bếp. Lưng của người nấu quay về hướng nào, hướng đó là hướng bếp. Người đông mệnh phải dùng bếp đông hướng. Người tây mệnh phải dùng bếp tây hướng. Người đông mệnh dùng bếp tây hướng hay người tây mệnh dùng bếp đông hướng thì sự dinh dưỡng không đươc lợi ích, dễ bị bệnh tật, hay đau yếu….

Trong một ngôi nhà, vị trí và hướng bếp rất quan trọng. Không ít nhà vị trí của bếp được đặt ngay dưới nhà vệ sinh hoặc ngay dưới bồn tắm. Ở các vị trí này dù bếp có thừa kiết du niên đi nữa thì bếp tốt cũng biến thành xấu. Theo quan niệm đông phương, nhà bếp là nơi tạo điều kiện dinh dưỡng, nuôi sống con người cho nên bếp phải được thanh khí. Vì vậy không những bếp không được đặt đối diện với buồng vệ sinh, cửa ra vào trước, sau mà ngay cả lưng bếp người ta cũng kiêng kỵ dựa vào các nơi ố khí và trực diện với đường đi.

Bàn Cầu ngay trên Lò Bếp = XẤU

HÌNH và KHÍ

   Khí thì dựa vào tượng để thành hình và Hình thì để thể hiện Khí. Hình và Khí hoàn toàn khác biệt nhưng lại không thể tách rời được nhau. Muốn biết Khí thì phải dựa vào Hình.

   Thế nhưng mấy ai rõ biết?

Hãy quan sát núi non trùng trùng, điệp điệp ở phương Bắc và bình nguyên rộng lớn trải dài ở phương Nam. Phương Bắc lạnh lẽo, âm khí thì nhiều. Phương Nam nắng ấm dương khí cùng khắp. Âm thì lạnh, tĩnh. Dương thì nóng, động. Khí Âm thì Trầm, Khí Dương thì Phù.

ÂM DƯƠNG
Bắc Nam
Lạnh Nóng
Tĩnh Động
Trầm Phù

     Càng về Phương Bắc Âm khí càng lớn thì núi non càng hùng vĩ, càng về Phương Nam, Dương khí càng nhiều thì núi non càng hiếm, đất đai bằng phẳng. Khí âm thì nhu, trầm nhưng Hình thì cương cường bạo liệt. Khí Dương thì cương, phù, nhưng Hình thì nhu mì bằng phẳng.

     Phong là Gió, là nộ khí của trời đất. Gió càng lớn thí Âm khí càng nhiều. Sấm thuộc Dương khí cho nên mỗi khi thấy Sấm động thì Bảo sắp dứt. Có phải là Âm khí của Bảo bị Dương đánh tan hay không? Bởi thế, càng ở chổ cao, thì gió càng lớn. Ở Phương Bắc, Âm khí thì nhiều mà khí Dương thì thường yếu kém không đủ, cho nên hình thể là núi non trùng điệp, cương cường. Ở phương Nam khí Dương thì nhiều, khí Âm thì yếu kém không đủ, cho nên hình thể bằng phẳng nhu mì.

     Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thêm: Ở Phương Bắc, trời tiết chưa rét lắm mà Nước đã đông đặc thành băng, bởi lẽ khí Dương qúa yếu kém không đủ để lấn át khí Âm. Ở phương Nam, Dương khí thì nhiều lấn át khí Âm, khí âm thường tan biến phía dưới, cho nên nước không thể đông đặc đóng thành băng được.

     Hình và Khí như vậy là đã rõ

     Những nơi Âm khí nhiều thì Hình cương cường bạo liệt. Những nơi Dương khí nhiều thì Hình nhu mì bằng phẳng.

     Hình 1: Nơi nhiều Khí Âm

     Hình 2: Nơi nhiều khí Dương

   Trời thuộc Dương cho nên Hình thì động mà Khí thì tĩnh.

   Đất thuộc Âm cho nên Hình thì tĩnh mà Khí thì động.

   Dịch lấy Âm Dương hai khí làm trọng. Trong Âm phải có Dương, trong Dương phải có Âm. Có Âm hay có Dương thì không thể tồn tại. Phong Thủy thì coi trọng Hình thể. Núi non cương mãnh thì Dụng là Dương nhưng cái Thể là Âm. Bình nguyên rộng khắp, nhu mì thì Dụng là Âm nhưng cái Thể là Dương. Rõ ràng Âm Dương, Hình và Khí hoàn toàn vẫn không thể tách rời được nhau.

     Hãy nhìn kỹ bàn tay xấp ngửa để hình dung. Bàn tay xấp thuộc Âm nhưng Hình thì gồ ghề, dáng cương mãnh hiển lộ, rõ ràng không chút ẩn giấu. Bàn tay ngửa thuộc Dương nhưng Hình thì bằng phẳng nhu mì, mềm mại. . . . . .

    Hoặc cũng có thể hình dung trạng thái của Nước. Âm khí nhiều thì nước vón cục thành đá cứng nhắc, Dương khí nhiều thì nước nhu mì, uyển động.

   A Lý Toàn Thư của Lê Bá Oân có ghi lại phần giải đáp giữa Dương Quân Tùng và Sư Nhất Hạnh. Tăng hỏi: Âm là gì? Dương là gì?

Dương công đáp: Hai chữ Âm Dương là cốt lỏi của phong thủy, là Hình và Khí được tạo rồi hóa mà thành. Dương khí có hình dạng lõm (OA ), Âm Khí cò hình dạng lồi (ĐỘT). Âm biến thì hóa thành Dương, Dương biến thì hóa thành Âm. Nếu Dương long đến thì Âm thụ huyệt. Nếu Âm long đến thì Dương thụ huyệt hay Âm lai thì Dương thụ, Dương lai thì âm thụ. Âm Dương, Hình, Khí, đạo lý của tạo hóa là như vậy.

Lại hỏi: Âm lai Dương thụ là gì?

Dương công đáp: Mạch có sóng lưng, khi tiến nhập vào chổ huyệt có chổ lõm thì gọi là Âm lai Dương thụ.

Lại hỏi: Dương lai Âm thụ là gì?

Dương công đáp: Thế đến của Mạch tương đối bình hòa, chổ lồi chính là chổ nhập huyệt. Thì gọi là Dương lai Âm thụ.

Họ Trúc giãi thích thêm: Phàm là địa hình có thể thụ huyệt, nếu giống OA (lõm), KIỀM (kẹp), PHỆ (mở ra) tinh khí xuất ra bên ngoài ắt thành Dương. Nếu giống NHŨ ( lồi), PHỦ ( vòng lên), ĐỘT ( nhô lên), tinh khí đọng lại bên trong ắt thành ÂM.

Trong OA (lõm) có chổ ĐỘT (nhô lên) như vậy gọi là Dương lai Âm thụ.

Phần đầu của NHỦ (chỗ lồi) có OA (chỗ lõm) như vậy gọi là Âm lai Dương thụ.

Dương Mậu Thúc trong Thai Phục Luận viết: Thai Phục là thư, hùng song long. Thai sinh trước hòa hợp với Dương mà sinh Thư. Tinh thần của nó chiếu lên trên. Phục sinh sau, hòa hợp với ÂM mà thành Hùng. Tinh thần của nó chiếu xuống. Nghênh lên cao thì thành Dương. Phủ xuống dưới thấp thì thành Âm.

Lưu Đôn Tố viết: Âm là cường, Dương là nhược. Nhược gần Cường mà sinh thành vạn vật. Âm tính thì cương kình, Dương tính thì nhu hòa.

Lại viết: Dương lấy Âm làm bản tính. Âm lấy Dương làm hình thể. Chủ của Động là Tỉnh, chủ của Tỉnh là Thể. Ở trên trời thì Dương động mà Âm thì tỉnh. Ở dưới đất thì Dương tỉnh mà Âm thì động. Bản tính vì có hình thể mới Tỉnh. Hình thể vì có bản tính mới động.

Núi non hùng vĩ cương cường tính Âm thì lấy chỗ Dương làm trọng. Đồng bằng nhu mì bằng phẳng tính Dương thì lấy Âm làm trọng. Chỗ nhỏ thì làm nơi mộ táng, lớn hơn thì làm nhà ở, lớn hơn nửa thì làm châu quận, tỉnh thành….Biết như thế để có thể giải thích tại sao người xưa ví Núi như Long là con Rồng trong thần thoại. Núi bản chất yên tĩnh thì trọng ở chổ Động. Ví Núi như Long là nhìn núi như con Rồng đang sống, nghĩa là đang có sinh lực dồi dào. Cũng từ quan niệm đó mà các nhà Phong Thủy phân biệt đâu là Sinh Long, đâu là Tử Long. Tử Long là dãy núi thẳng đơ, cứng nhắc như chết. Sinh Long là dãy núi uốn khúc nhấp nhô, lên xuống, sống động……. Nước thì bắt nguồn từ trên Núi cao cho nên nói. Núi là mẹ của Nước hay nói ở đâu có Nước, ở đó có Khí là vì muốn đề cập đến Sinh Long là vậy.

      (Một số nhà Phong Thủy cho rằng những nơi ruộng lúa bao la, xanh ngát, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có thể thấy rõ những làn sóng nhấp nhô sống động tạo thành lườn y như những vẩy Rồng sinh động.)

     Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính lá Nước vậy.

Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi giải thích tiếp:

     Hai chữ Âm Dương rất khó làm rõ. Mấy ai hay biết cái tính của tạo hóa trong đó ! Âm nhũ giống như dương vật của người nam. Dương oa giống như sản môn của người nữ. Nếu giống như Âm nhũû của người nam thì không được làm tổn thương phần đầu. Nếu giống như Dương oa của người nữ thì không được làm hỏng hai môi…….

     Một không thể sinh ra sự vật mà cần phải có hai. Trường hợp hình thể và khí thế của Long Mạch chạy đến giống như sóng kiếm, như lưng bàn tay úp thì gọi là cô Âm, nếu như bàn tay ngửa thì gọi là độc Dương. Âm Dương cần tương giao với nhau (Giao hợp) nêú không thì y như người Nam không vợ, người Nữ không chồng thì làm sao sinh sôi nảy nở?

     Trong Âm phải cầu Dương, trong Dương phải cầu Âm. Âm và Dương cầu giao với nhau mới không bị tuyệt diệt, đất lớn do đó mới được sản sinh.

     Cùng một cách nhìn khác của các nhàPhong Thủy thì cao là Âm, thấp là Dương. Địa thế cao vút là Âm. Bằng phẳng, tròn trịa là Dương. Phủ xuống là Âm, ngưỡng diện là Dương. Vật có Mũi Nhọn là Âm, vật có chổ Lõm xuống là Dương.

     Trường hợp địa thế trải dài bằng phẳng, không thấy xuất hiện chổ nhô lên nghĩa là không thấy có Âm, nhưng lại thấy xuất hiện các dòng nước hội hợp, tức là đã có Âm tồn tại. Trường hợp này được gọi là trường hợp xảo diệu, địa thế quý vô cùng.

     Quan sát thực tế ánh sáng, bóng tối hay ngày và đêm. Chính giữa đêm giờ Tý, Âm hoàn toàn làm chủ thì Dương bắt đầu xuất hiện. Giữa trưa đứng bóng giờ Ngọ, Dương hoàn toàn làm chủ thì Âm bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ thế Dịch cho rằng Dương xuất từ Tý, Âm xuất từ Ngọ. Hoặc nói: Gốc của Âm ở trong Dương, gốc của Dương ở trong Âm là vậy.

Âm Mạch thì phải trên nhỏ mà dưới lớn. Dương Mạch thì phải trên lớn dưới nhỏ. Do vậy mỗi khi Dương thở ra khí, vạn vật sinh ra. Một khi Âm hít khí vào thì vạn vật sinh thành.

Đọc lại Địa Lý Bí Truyền của Tả Ao:

. . . . . . . . . .

Mạch có Mạch Âm Mạch Dương,

Mạch nhược, Mạch cường, Mạch tử, Mạch sinh,

Sơn cước Mạch đi rành rành,

Bình dương Mạch lẩn, nhân tình không thông

Có Mạch qua ao, qua sông

Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non. . . . . . .

Đồng bằng Mạch đị thấp nên gọi là Mạch Dương. Sơn cước Mạch đi theo đồi núi cao lớn nên gọi là Mạch Âm. Lại thêm 4 yếu tố để phân định:

  • Mạch Cường: Là thế mạch hùng vĩ, cương cường.
  • Mạch Nhược: Là thế Mạch thanh nhã, dịu dàng.
  • Mạch Sinh: Thế Mạch đi rất sống động như con thú đang quay đầu, vẫy đuôi.
  • Mạch Tử: Thế Mạch đi ngay đơ như cán cuốc

     Về Cao Thấp thì trên sơn cước thấp một thước cũng gọi là thấp. Ở bình dương cao một tấc cũng gọi là cao.

     Âm Dương Hình Khí, Cụ Tả Ao tóm gọn trong hai câu dễ nhớ:

Âm là gò đóng, đất ghềnh

Dương là ruộng phẳng, đất bằng như lai.

     NGŨ HÀNH cũng phân biện Âm Dương, Hình và Thể. Ngoài hành Thổ trung ương, 4 hành khác là Kim, Mộc, Thủy và Hỏa. Mỗi vị trí gọi là mỗi Cuộc Long. Đứng trên vị trí xây dựng, nhà ở hoặc mộ táng, nhìn thẳng góc với dòng nước chảy gần nhất, quan sát thấy dòng chảy của Nước từ TRÁI sang PHẢI, thuận theo kim đồng hồ thì KHÍ ở đó là KHÍ DƯƠNG.

   Ngược lại nếu dòng chảy của Nước từ PHẢI sang TRÁI thì Khí ở đó là KHÍ ÂM. (Cũng cần nhắc lại Âm Khí thì tìm Dương. Dương khí thì tìm Âm. Bình nguyên thấp một tấc cũng có thể là Dương, cao một tấc cũng có thể là Âm)

     1/ KIM cuộc:

     Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng ĐÔNG. Nghĩa là giòng chảy từ hướng TÂY đến. Hướng TÂY hành KIM nên gọi là: TÂY LONG hay KIM CUỘC LONG.

     Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.

     Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương KIM trường sinh tại TỴ (Đông Nam). Vượng tại Dậu (Tây) và Mộ tại SỬU ( Đông Bắc). Tràng Sinh,Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí TAM HỢP Tỵ Dậu Sửu tao thành Kim cuộc.

     Âm Kim trường sinh tại DẬU (Tây), Vượng tại TỴ (Đông Nam) và Mộ tại SỬU (Đông Bắc).

     Nước chảy về Phương nào thì phương đó là phương Mộ khố.

     Hình KIM thì TRÒN. Âm Kim phải có dạng TRÒN, đứng, cao hoặc LỒI. Dương Kim phải có dạng TRÒN nằm, phẳng hoặc LÕM.

     Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì KIM vượng có thể Sinh THỦY.

Thủy thì có Hình nhấp nhô sóng nước.

     Nhớ lại là Nơi Âm thì đi tìm Dương. Nơi Dương thì đi tìm Âm. Hình củaÂm thì Lồi, Hình của Dương thì Lõm. Vị trí Tốt thường được chọn để xây nhà cửa là Vị trí Trường Sinh hoặc Đế Vượng.

     Trường Sinh như cây mới nụ, cần thời gian mới trổ trái ra hoa. Đế Vượng thì như Hoa nỡ rộ, sau đế vượng thì SUY, BỆNH, TỬ. . . .

     . Vì thế về lâu dài thì trọng Trường Sinh. Mau chóng thì chọn Đế vượng.

     2/ MỘC cuộc:

     Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng TÂY. Nghĩa là giòng chảy từ hướng ĐÔNG đến. Hướng ĐÔNG hành MỘC nên gọi là: ĐÔNG LONG hay MỘC CUỘC LONG.

     Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.

     Nếu tính từ vòng Tràng Sinh, Dương Mộc tràng sinh tại HỢI ( Tây Bắc). Vượng tai MÃO ( Đông) và Mộ tại MÙI ( Tây Nam ). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Hợi Mão Mùi tạo thành Mộc cuộc.

     Âm Mộc tràng sinh tại Mão. Vượng tại Hợi và Mộ tại Mùi.

     Hình Mộc thì DÀI. Âm Mộc phải có dạng Dài, Đứng, Cao. Dương Mộc phải có dạng Nằm, Dài và thẳng.

     Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Mộc vượng có thể đi sinh Hỏa.

Hỏa thì có hình Nhọn nhấp nhô.

     3/ THỦY cuộc:

     Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng NAM. Nghĩa là giòng chảy từ hướng BẮC đến. Hướng BẮC hành THỦY nên gọi là: BẮC LONG hay THỦY CUỘC LONG.

     Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.      Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương THỦY trường sinh tại THÂN (Tây Nam),Vượng tại TÝ ( Bắc) và Mộ tại THÌN ( Đông Nam). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn ở vị trí TAM HỢP Thân Tý Thìn tạo thành Thủy cuộc.

     Âm thủy tràng sinh tại Tý ( Bắc). Vượng tại Thân ( Tây Nam ) và Mộ tại Thìn ( Đông Nam).      Hình THỦY thì nhấp nhô sóng nước. Âm Thủy phải có dạng Đứng, cao. Dương Thủy phải có dạng Nằm hoặc Lõm.

     Nếu thấy hình và khí không được chính, thì phải quan sát thêm là vì Thủy Vượng có thể đi sinh Mộc. Mộc thì có Hình thẳng và dài.

     4/ HỎA cuộc:

     Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng BẮC. Nghĩa là giòng chảy từ hướng NAM đến. Hướng Nam hành HỎA nên gọi là: NAM LONG hay HỎA CUỘC LONG.

     Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.      Nếu tính từ vòng Tràng sinh, Dương HỎA tràng sinh tại Dần ( Đông Bắc). Vượng tại NGỌ ( Nam ) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc). Tràng sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa cuộc

     Âm Hỏa tràng sinh tại Ngọ ( Nam ), vượng tại Dần ( Đông Bắc) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc).

     Nước chảy về phương nào thì phương đó là Mộ khố.

     Hình Hỏa thì Nhọn, nhấp nhô. Âm hỏa phải Cao, nhọn. Đương Hỏa nằm phẳng và góc cạnh.

     Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Hỏa vượng có thể đi sinh Thổ.

Thổ thì có hình Vuông vức.

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục: PHONG THỦY

0703 85 85 82